Con đường để những viên đá quý xuất hiện trên món đồ trang sức của bạn là rất chông gai. Từ những viên đá thô xuất hiện trong tự nhiên ban đầu, chúng được gọt giũa biến đổi và trải qua vô số các phương pháp xử lý đá quý để trở nên hoàn hảo hơn.
Xử lý đá quý là một thủ thuật công nghệ đã có tuổi đời đến trăm năm và là việc phải làm nếu muốn những viên đá quý thô sơ ban đầu trở nên hoàn mỹ hơn. Dưới đây là những phương pháp xử lý cơ bản trên đá quý bạn nên biết.
Xử lý đá quý là gì?
Sau khi khai thác, dù rất vất vả nhưng chúng ta cũng chỉ thu được những viên đá thô với chất lượng khá thấp, chưa đủ điều kiện để đưa vào chế tác trang sức. Với những viên đá càng quý thì tỷ lệ này càng gia tăng.
Để làm tăng giá trị và vẻ đẹp của đá thô, con người đã sử dụng thêm các công nghệ xử lý đá quý. Tất nhiên đây đều là những công nghệ tinh vi và phát triển hiện đại.
Xử lý đá quý có làm ảnh hưởng tới giá trị của chúng?
Xử lý đá quý bao gồm rất nhiều cách thức khác nhau. Có thể chỉ là sinh ra các hoạt động để tác động bên ngoài như chiếu bức xạ, nung nhiệt, phủ dầu… nhưng cũng có thể là các phương pháp xử lý bên trong, giúp chúng hoán đổi các chức năng về độ trong, màu sắc và hiệu ứng quang học…
Những phương pháp xử lý này giúp cho đá quý trở nên bóng bẩy và hoàn mỹ hơn, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. Do vậy, chúng chỉ làm gia tăng giá trị của viên đá quý lên mà thôi.
Các phương pháp xử lý đá quý cơ bản nhất
Việc xử lý đá thường được tiến hành tại các trung tâm chế tác đá quý tiếng tăm. Với mỗi loại đá sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau. Trong bài viết này Eropi Jewelry sẽ chỉ đề cập tới những cách thức thông dụng nhất mà thôi.
1. Nung nhiệt
Nung nhiệt là phương pháp xử lý đá quý đầu tiên mà bạn nên tìm hiểu. Đây là cách mà các thợ kim hoàn thường sử dụng nhằm cải thiện màu sắc đá, giúp chúng sáng hơn hoặc tối hơn theo ý muốn bản thân. Các loại đá quý hay được nung nhiệt nhất chính là : Ruby, Sapphire, Tanzanite, Citrine, Topaz hồng, Aquamarine, Zircon xanh…
Nung nhiệt về khía cạnh khoa học thì rất giống với sự hình thành của đá trong tự nhiên, do vậy chúng khá là bền vững. Với công nghệ trong lĩnh vực kim hoàn hiện tại thì hầu như rất khó phân biệt được đâu là đá đã qua nung nhiệt và đâu là đá tự nhiên.
2. Chiếu bức xạ
Đây là phương pháp sẽ sử dụng các tia bức xạ chiếu vào đá nhằm thay đổi cấu trúc bên trong đá. Đôi khi chiếu bức xạ còn kết hợp với cả biện pháp nung nhiệt để cải thiện màu sắc đá theo hướng sáng hoặc tối hơn, hoặc thậm chí là tạo ra màu sắc hoàn toàn mới.
Một thí dụ điển hình chính là Topaz xanh. Màu sắc đậm nhạt của Topaz xanh không tự nhiên mà có, chúng được tạo ra nhờ tia bức xạ kết hợp xử lý nhiệt.
Kim cương không màu nếu muốn biến đổi thành các màu khác như xanh lá, xanh lam, vàng… thì cũng cần trải qua công đoạn chiếu bức xạ và nung nhiệt. Tuy nhiên, các loại kim cương đã qua xử lý bức xạ này chúng thường có giá rẻ hơn hẳn so với kim cương được khai thác tự nhiên sở hữu sẵn màu sắc cơ bản ban đầu.
3. Nhuộm màu
Bạn biết không nếu không có phương pháp xử lý này chúng ta sẽ không bao giờ có được Onyx đen hay các loại đá thuộc nhóm Chalcedony (nhất là đá mã não) đa dạng màu sắc cả. Tuy nhiên không phải lúc nào người thợ cũng sử dụng cách thức này trên mọi loại đá vì không phải cấu trúc đá quý nào cũng phù hợp.
Đơn cử như xử lý nhuộm màu trên dòng đá Chalcedony là rất dễ, thường xuyên được áp dụng, cho ra mắt những tông màu lạ mắt với giá thành rẻ và được nhiều người chấp nhận. Nhưng xử lý nhuộm màu trên Jade hay Turquoise, san hô lại rất ít khi tiến hành vì chúng ít bền vững hơn. Chỉ cần dùng một viên bông nhỏ tẩm Axeton và xoa trên đá Lapis Lazuli sẽ thấy phần nhuộm bị phai ra ngay lập tức.
4. Khuếch tán màu
Đây là phương pháp được tiến hành nhiều nhất cho dòng đá Topaz. Cách thức tiến hành sẽ là đặt viên đá cần xử lý nằm trong môi trường chất tạo màu rồi sau đó người thợ sẽ tiến hành nung với nền nhiệt cao. Dưới sự tác động của nhiệt, phân tử tạo màu sẽ dao động và khuếch tán vào bề mặt đá, chúng sẽ liên kết với phân tử cũ và tạo ra một lớp màu mới.
Nếu xử lý bằng phương pháp khuếch tán màu thì viên đá hình thành sẽ không có hiện tượng bong hay phai màu.
5. Tráng dầu
Tráng dầu thường áp dụng cho loại đá Emerald – Ngọc lục bảo. Sau khi thai thác được đá Emerald thô thì người thợ sẽ thả chúng vào trong một chảo dầu. Đến khi tiến hành mài cắt, lớp dầu sẽ có tác dụng làm vật bôi trơn trên đĩa mài cắt. Trong quy trình thực hiện, chắc chắn sẽ có một phần nhỏ lượng dầu tràn vào khe nứt của đá và gắn kết chúng lại, khiến chúng trở nên đẹp hơn nhiều.
6. Chiếu tia Laze
Phương pháp này áp dụng nhiều với Kim cương. Tia laze sẽ được sử dụng để chiếu thẳng vào bề mặt kim cương, chúng sẽ khoan sâu vào trong lòng đá – nơi có chứa các tạp chất. Tia laze sẽ thực hiện đốt cháy các tạp chất trên. Trong trường hợp không đốt cháy hết, người thợ sẽ áp dụng thêm một số phương pháp khác kết hợp để loại bỏ bằng hết phần còn tàn dư để giúp viên đá trở nên trong hơn.
Kim cương nếu được xử lý bằng phương pháp sẽ chỉ được định giá ngang với kim cương độ tinh khiết cấp thấp và sẽ chỉ được xếp ở độ SI hoặc I mà thôi.
7. Khử màu
Xử lý khử màu là biện pháp hay áp dụng với những loại đá quý mà có nguồn gốc hữu cơ, đơn cử như là ngọc trai hay san hô chẳng hạn. Công dụng của chúng là làm cho đá sáng hơn.
Khử màu cũng là liệu pháp xử lý vững bền, khó phát hiện ra được. Với mắt thường, chúng ta khó có thể phát hiện ra đâu là loại đá quý đã qua khử màu, đâu là đá tự nhiên gốc.
8. Đá ghép
Đá ghép là phương pháp xử lý biến nhiều mảnh ghép ban đầu thành một sản phẩm hoàn thiện. Các mảnh ghép ở đây có thể là đá quý tự nhiên, đá thuộc loại tổng hợp, kim loại…
Đá ghép sẽ bao gồm các loại là: Ghép đôi (Doublet), ghép ba (Triplet), lót đáy. Nhưng dù ghép ra sao thì mục đích cuối cùng cũng là tạo ra thành phẩm mới giống và đẹp như đá tự nhiên.
Những viên đá thô sau khi được xử lý sẽ đều biến đổi, trở thành báu vật của tạo hóa và trở thành nhân vật chính trên những mẫu trang sức làm đẹp. Đây thực sự là cả một quá trình dài để đi đến thành công.